Tham số khởi động là tham số hạt nhân Linux thường được dùng để đảm bảo thiết bị ngoại vi được xử lý cho đúng. Bình thường, hạt nhân có khả năng phát hiện tự động thông tin về các ngoại của máy tính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn cần phải giúp đỡ hạt nhân một ít.
Nếu đây là lần đầu tiên khởi động hệ thống này, hãy thử nhập các tham số khởi động mặc định (tức là không thử đặt tham số thêm) và theo dõi hoạt động. Rất có thể là máy sẽ hoạt động được vậy bạn không cần thêm gì. Nếu không, bạn có thể khởi động lại sau, cũng tìm tham số đặc biệt có thể báo hệ thống biết về phần cứng đó.
Thông tin về nhiều tham số khởi động khác nhau nằm trong tài liệu dấu nhắc khởi động Linux Thế Nào Linux BootPrompt HOWTO, gồm có mẹo về phần cứng không thường. Phần này chứa chỉ bản tóm tắt các tham số nổi bật nhất. Một số vấn đề thường cũng được bao gồm bên dưới trong Phần 5.3, “Giải đáp thắc mắc trong tiến trình cài đặt”.
Khi hạt nhân khởi động, thông điệp
Memory:rảnh
k/tổng
k available
(bộ nhớ có rảnh) nên được hiển thị sớm trong tiến trình. Số tổng
nên khớp với tổng số RAM theo kilobyte. Nếu nó không phải khớp với số lượng RAM thật đã được cài đặt, bạn cần phải nhập tham số mem=
, mà tổng_RAM
tổng_RAM
được đặt thành số lượng bộ nhớ RAM, với hậu tố “k” đại diện kilobyte, hay “m” đại diện megabyte. Ví dụ, mỗi chuỗi mem=65536k
và mem=64m
có nghĩa là 64MB bộ nhớ RAM.
Nếu bạn khởi động bằng một bàn điều khiển nối tiếp, thường hạt nhân sẽ phát hiện tự động trường hợp này. Cũng có một bo mạch ảnh động (vùng đệm khung) và bàn phím được gắn nối đến máy tính cần khởi động thông qua bàn giao tiếp nối tiếp thì cũng cần gửi qua cho hạt nhân đối số console=
, trong đó thiết_bị
thiết_bị
được thay thế bằng thiết bị nối tiếp đang dùng (v.d. ttyS0
).
Hệ thống cài đặt này chấp nhận vài tham số khởi động thêm[4] có thể hữu ích.
Một số tham số có “dạng ngắn” giúp đỡ tránh sự hạn chế của các tùy chọn dòng lệnh hạt nhân và làm cho dễ hơn nhập tham số. Tham số có dạng ngắn thì được hiển thị trong dấu ngoặc đúng sau dạng dài (chuẩn). Các mẫu thí dụ trong sổ tay này cũng thường dùng dạng ngắn.
Tham số này đặt ưu tiên thấp nhất cho những thông điệp cần hiển thị.
Bản cài đặt mặc định tùy theo ưu tiên cao debconf/priority=high
. Có nghĩa là hiển thị những thông điệp có ưu tiên cả cao lẫn tới hạn, còn bỏ qua những thông điệp ưu tiên vừa và thấp. Nếu gặp lỗi, trình cài đặt điều chỉnh ưu tiên như cần thiết.
Nếu bạn thêm ưu tiên vừa debconf/priority=medium
là tham số khởi động, bạn sẽ thấy trình đơn cài đặt, giành thêm khả năng điều khiển tiến trình cài đặt. Còn khi dùng ưu tiên thấp debconf/priority=low
, mọi thông điệp được hiển thị (nó tương đương với phương pháp khởi động nhà chuyên môn). Với ưu tiên tới hạn debconf/priority=critical
, hệ thống cài đặt sẽ hiển thị chỉ những thông điệp nghiêm trọng, sẽ cố gắng làm việc đúng, không tương tác nhiều.
Tham số khởi động này điều khiển kiểu giao diện người dùng được dùng cho bộ cài đặt. Các giá trị tham số hiện thời có thể:
DEBIAN_FRONTEND=noninteractive
(không tương tác)
DEBIAN_FRONTEND=text
(văn bản)
DEBIAN_FRONTEND=newt
(trình newt)
DEBIAN_FRONTEND=gtk
(trình gtk)
Giao diện mặc định là DEBIAN_FRONTEND=newt
. DEBIAN_FRONTEND=text
có lẽ thích hợp hơn cho tiến trình cài đặt bằng bàn điều khiển nối tiếp. Thường chỉ giao diện newt
có sẵn trên vật chứa cài đặt mặc định. Trên các kiến trúc có phải hỗ trợ nó, bộ cài đặt kiểu đồ họa thì sử dụng giao diện gtk
.
Việc đặt tham số khởi động này (gỡ lỗi khởi động) thành 2 sẽ gây ra tiến trình khởi động trình cài đặt sẽ được ghi lưu một cách chi tiết. Còn việc đặt nó thành 3 làm cho trình bao gỡ lỗi sẵn sàng tại một số điểm thời có ích trong tiến trình khởi động. (Hãy thoát khỏi trình bao để tiếp tục lại tiến trình khởi động.)
BOOT_DEBUG=0
Đây là giá trị mặc định.
BOOT_DEBUG=1
Chi tiết hơn cấp thường.
BOOT_DEBUG=2
Xuất rất nhiều thông tin gỡ lỗi.
BOOT_DEBUG=3
Chạy trình bao tại một số điểm thời khác nhau trong tiến trình khởi động, để cho khả năng gỡ lỗi chi tiết. Hãy thoát khỏi trình bao để tiếp tục lại khởi động.
Giá trị của tham số này (thiết bị vật chứa cài đặt) là đường dẫn đến thiết bị từ đó cần tải trình cài đặt Debian. Ví dụ, INSTALL_MEDIA_DEV=/dev/floppy/0
Đĩa mềm khởi động, mà thường quét mọi đĩa mềm có thể để tìm đĩa mềm gốc, có thể bị lọc bởi tham số này để phát hiện chỉ một thiết bị thôi.
Có thể dùng để ép buộc tiến trình cài đặt lên mức lowmem (ít bộ nhớ) cao hơn mức được đặt theo mặc định bởi tiến trình cài đặt, dựa vào bộ nhớ còn rảnh. Giá trị có thể là 1 và 2. Xem thêm Phần 6.3.1.1, “Kiểm tra bộ nhớ có sẵn / chế độ thiếu bộ nhớ”.
Một số kiến trúc riêng sử dụng bộ đệm khung (framebuffer) của hạt nhân để cung cấp khả năng cài đặt bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nếu bộ đếm khung gây ra lỗi trên hệ thống, bạn vẫn có thể tắt tính năng này bằng tham số fb=false
. Trường hợp ngụ ý sự khó là thông điệp lỗi về bterm
hay bogl
, màn hình trống hay hệ thống đông đặc trong vòng vài phút sau khi khởi chạy tiến trình cài đặt.
Sắc thái xác định diện mạo của giao diện người dùng (màu sắc, biểu tượng v.v.). Những sắc thái có sẵn đặc trưng cho lối vào. HIện thời lối vào kiểu cả newt lẫn gtk đều chỉ có một sắc thái “dark” (tối) được thiết kế cho những người dùng thị lực kém. Hãy đặt sắc thái bằng cách khởi động với tham số theme=
. dark
Mặc định là debian-installer
thăm dò tự động cấu hình mạng qua dịch vụ DHCP. Nếu việc thăm dò là thành công, bạn sẽ không có dịp xem lại và thay đổi thiết lập được lấy. Bạn có thể tới bước tự thiết lập mạng chỉ trong trường hợp gặp lỗi thăm dò DCHP.
Nếu bạn có máy DHCP chạy trên mạng cục bộ, nhưng muốn tránh nó vì, lấy thí dụ, nó trả lời sai, bạn có khả năng nhập tham số netcfg/disable_dhcp=true
(tắt DHCP là đúng) để ngăn cản cấu hình mạng bằng DHCP, cũng để tự nhập thông tin đó.
Đặt thành false
(khởi chạy PCMCIA là sai) để ngăn cản khởi chạy dịch vụ PCMCIA, nếu nó gây ra lỗi. Một số máy tính xách tay là nổi tiếng do trường hợp lỗi này.
Đặt thành true
(đúng) để hiệu lực hỗ trợ đĩa kiểu RAID ATA nối tiếp (Serial ATA RAID, cũng được gọi là ATA RAID, BIOS RAID hay RAID giả) trong tiến trình cài đặt. Ghi chú rằng hỗ trợ này hiện thời vẫn còn thực nghiệm. Tìm thêm thông tin ở Wiki Cài Đặt Debian.
Hãy xác định địa chỉ Mạng của tập tin cấu hình sẵn cần tải về và sử dụng để tự động hoá tiến trình cài đặt. Xem Phần 4.6, “Cài đặt tự động”.
Hãy xác định đường dẫn đến tập tin cấu hình sẵn cần nạp để tự động hoá tiến trình cài đặt. Xem Phần 4.6, “Cài đặt tự động”.
Đặt thành true
(đúng) để hiển thị câu hỏi thậm chí nếu nó đã được chèn sẵn. Có thể hữu ích để thử hay gỡ lỗi tập tin cấu hình sẵn. Ghi chú rằng nó sẽ không có tác động những tham số được gửi qua dưới dạng tham số khởi động, nhưng cho chúng cũng có thể dùng cú pháp đặc biệt. Xem thêm Phần B.5.2, “Dùng khả năng chèn sẵn để thay đổi giá trị mặc định”.
Hoãn các câu bình thường được hỏi trước khi có khả năng chèn sẵn, đến sau khi mạng được cấu hình. Xem Phần B.2.3, “Chế độ tự động” để tìm chi tiết về cách sử dụng tùy chọn này để tự động hoá tiến trình cài đặt.
Trong khi cài đặt từ bàn giao tiếp kiểu nối tiếp hay quản lý, những bàn giao tiếp ảo bình thường (VT1 đến VT6) thông thường bị tắt trong /etc/inittab
. Đặt thành true
(đúng) để ngăn cản trường hợp này.
(Phát hiện đĩa CD-ROM/đẩy ra) Mặc định là, trước khi khởi động lại, debian-installer
đẩy ra tự động vật chứa quang được dùng trong khi cài đặt. Ứng xử này có thể không phải cần thiết nếu hệ thống không khởi động tự động từ đĩa CD. Trong một số trường hợp riêng, ứng xử này ngay cả gây ra lỗi, ví dụ nếu ổ đĩa quang không có khả năng nạp lại vật chứa còn người dùng không tại chỗ để tự nạp. Nhiều ổ đĩa nạp khe, hình thon, và kiểu ngăn kéo không thể tải lại tự động vật chứa.
Đặt thành false
(sai) để tắt khả năng đầy ra tự động; cũng ghi nhớ rằng bạn có lẽ sẽ cần phải đảm bảo hệ thống không khởi động tự động từ ổ đĩa quang sau khi việc cài đặt ban đầu.
Mặc định là tiến trình cài đặt cần thiết xác thực với kho lưu, dùng một khoá GPG đã biết. Đặt thành true
(đúng) để tắt chức năng xác thực này. Cảnh báo : không bảo mật thì không khuyến khích.
Đối với giao diện GTK (trình cài đặt đồ họa), người dùng có thể đặt giao thức con chuột cần dùng bằng cách lập tham số này. Các giá trị được hỗ trợ là[5]: PS/2
, IMPS/2
, MS
, MS3
, MouseMan
, MouseSystems
. Trong phần lớn trường hợp đều, giao thức mặc định nên chạy đúng.
Đối với giao diện GTK (trình cài đặt đồ họa), người dùng có thể đặt giao thức con chuột cần dùng bằng cách lập tham số này. Có ích thường nếu con chuột được kết nối đến một cổng nối tiếp (con chuột nối tiếp). Ví dụ : mouse/device=
. /dev/ttyS1
Đối với giao diện gtk (bộ cài đặt kiểu đồ họa), người dùng có khả năng chuyển đổi con chuột sang thao tác thuận tay trái, bằng cách đặt tham số này thành true
(đúng).
Đối với lối vào gtk (bộ cài đặt kiểu đồ họa), khả năng tăng tốc phần cứng trong directfb bị tắt theo mặc định. Đặt tham số này thành true
(đúng) để bật nó.
(Cứu/bật) Đặt thành true
(đúng) để vào chế độ cứu, hơn là chạy tiến trình cài đặt chuẩn. Xem Phần 8.7, “Phục hồi hệ thống bị hỏng”.
Trừ vài thứ, ở dấu nhắc khởi động vẫn có khả năng đặt giá trị cho bất cứ câu nào được hỏi trong tiến trình cài đặt, dù khả năng này thật chỉ có ích trong một số trường hợp riêng.
Có thể được dùng để đặt cả ngôn ngữ lẫn quốc gia đều cho tiến trình cài đặt. Việc này sẽ hoạt động được chỉ nếu miền địa phương (locale) được xác định cũng được hỗ trợ trong Debian. Chẳng hạn, hãy đặt locale=vi_VN
để chọn tiếng Việt là ngôn ngữ và Việt Nam là quốc gia. (Ghi chú : mặc dù một số ngôn ngữ, v.d. tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Trung, được nói trong nhiều quốc gia khác nhau thì có nhiều miền địa phương khác nhau, tiếng Việt hiện thời chỉ có một miền địa phương trong Debian: locale=vi_VN
.)
Có thể được dùng để tự động nạp các thành phần cài đặt không được nạp theo mặc định. Các thành phần tùy chọn có thể hữu ích là (v.d.) openssh-client-udeb
(để sử dụng scp trong khi cài đặt) và ppp-udeb
(xem Phần D.4, “Cài đặt Debian GNU/Linux dùng PPP qua Ethernet (PPPoE)”).
Đặt thành true
(đúng) nếu bạn muốn tắt dịch vụ DHCP và ép buộc cấu hình mạng tĩnh thay thế.
Mặc định là bộ cài đặt sẽ dùng giao thức HTTP để tải các tập tin xuống máy nhân bản Debian: không hỗ trợ việc chuyển đổi sang FTP trong tiến trình cài đặt có ưu tiên chuẩn. Bằng cách đặt tham số này thành ftp
, bạn có khả năng ép buộc bộ cài đặt sử dụng giao thức FTP thay thế. Ghi chú rằng không thể chọn máy nhân bản FTP trong danh sách: cần phải tự nhập tên máy FTP.
Có thể được dùng để chọn các công việc không sẵn sàng trong danh sách công việc tương tác, v.d. công việc kde-desktop
. Xem Phần 6.3.5.2, “Lựa chọn và Cài đặt Phần mềm” để tìm thông tin thêm.
Nếu trình điêu khiển nào được biên dịch vào hạt nhân, bạn có khả năng gửi tham số cho chúng, như được diễn tả trong tài liệu hướng dẫn về cách sử dụng hạt nhân. Tuy nhiên, nếu trình điều khiển được biên dịch dạng mô-đun, vì mô-đun hạt nhân được nạp khác trong tiến trình cài đặt so sánh với tiến trình khởi động hệ thống đã cài đặt, không thể gửi tham số cho mô-đun như bình thường. Thay vào đó, bạn cần phải sử dụng cú pháp đặc biệt được bộ cài đặt chấp nhận sẽ đảm bảo các tham số được lưu vào tập tin cấu hình đúng thì được dùng khi mô-đun thật được nạp. Các tham số này cũng sẽ tự động được gồm trong cấu hình cho hệ thống đã cài đặt.
Ghi chú rằng lúc bây giờ hơi ít khi cần phải gửi tham số cho mô-đun. Trong phần lớn trường hợp, hạt nhân có thể thăm dò phần cứng của hệ thống thì đặt các giá trị mặc định có ích. Tuy nhiên, trong một số trường hợp riêng, vẫn cần phải tự đặt tham số.
Để đặt tham số cho mô-đun, hãy sử dụng cú pháp:
tên_mô-đun
.tên_tham_số
=giá_trị
Nếu bạn cần phải gửi nhiều tham số cho cùng một mô-đun hay nhiều mô-đun khác nhau, đơn giản hãy lặp lại câu lệnh này. Chẳng hạn, để đặt một thẻ giao diện mạng 3Com cũ sử dụng bộ kết nối BNC (co-ax) và IRQ10, bạn cần gửi:
3c509.xcvr=3 3c509.irq=10
Đôi khi cần phải cấm một mô-đun để ngăn cản nó tự động được nạp bởi hạt nhân và trình udev
. Một lý do có thể là mô-đun đó gây ra vấn đề với phần cứng. Hạt nhân cũng đôi khi liệt kê hai trình điều khiển khác nhau cho cùng một thiết bị. Trường hợp này có thể gây ra thiết bị đó không hoạt động được nếu những trình điều khiển xung đột, hoặc nếu trình điều khiển không đúng được nạp trước.
Bạn có khả năng cấm mô-đun bằng cú pháp này:
(danh sách màu đen = có). Câu lệnh này sẽ gây ra mô-đun đó bị cấm trong tập tin tên_mô-đun
.blacklist=yes/etc/modprobe.d/blacklist.local
, cả hai trong tiến trình cài đặt, và trên hệ thống được cài đặt.
Ghi chú rằng mô-đun đó vẫn còn có thể được nạp bởi hệ thống cài đặt chính nó. Bạn vẫn có thể ngăn cản việc này cảy ra, bằng cách chạy tiến trình cài đặt trong chế độ chuyên môn và bỏ chọn mô-đun đó trong danh sách các mô-đun được hiển thị trong những giải đoạn phát hiện phần cứng.