Tiến trình phân vùng đĩa đơn giản là việc chia đĩa ra nhiều phần riêng, không phụ thuộc vào nhau. Nó giống như việc xây dựng tường ở trong nhà: khi bạn thêm đồ đạc vào phòng này, không có tác động trong phòng khác.
Nếu máy tính của bạn đã có một hệ điều hành và bạn muốn thêm Linux vào cùng một đĩa, bạn sẽ cần phải phân vùng lại đĩa đó. Debian cần thiết một số phân vùng riêng trên đĩa cứng. Không thể cài đặt nó vào phân vùng kiểu Windows hay MacOS. Có lẽ nó chia sẻ được phân vùng với kiểu Linux khác, nhưng trường hợp đó không được diễn tả ở đây. Ít nhất bạn sẽ cần thiết một phân vùng riêng dành cho gốc (root) của Debian.
Bạn có thể tìm thông tin về thiết lập phân vùng hiện thời của máy tính bằng cách sử dụng một công cụ phân vùng cho hệ điều hành đã có, v.d. Drive Setup, HD Toolkit, hay MacTools. Mọi công cụ phân vùng cung cấp cách hiển thị các phân vùng đã có, chưa thay đổi gì.
Thông thường, việc thay đổi phân vùng chứa hệ thống tập tin sẽ hủy mọi thông tin trên nó. Vì vậy bạn phải sao lưu hết trước khi phân vùng lại. Giống như trong nhà, rất có thể là bạn muốn di chuyển các đồ đạc ra trước khi chuyển tường, nếu không thì rủi ro hủy nó.
Nếu máy tính của bạn có nhiều đĩa cứng, có lẽ bạn muốn cấp phát một đĩa cứng riêng dành cho Debian. Nếu có, bạn không cần phân vùng đĩa đó trước khi khởi động hệ thống cài đặt, vì chương trình phân vùng có sẵn trong trình cài đặt sẽ làm việc này.
Còn nếu máy tính của bạn chỉ có một đĩa cứng, và bạn muốn thay thế hoàn toàn hệ điều hành đã tồn tại bằng Debian GNU/Linux, bạn cũng có thể đợi phân vùng nó làm phần của tiến trình cài đặt (Phần 6.3.2, “Phân vùng và chọn điểm lắp”), sau khi bạn đã khởi động hệ thống cài đặt. Tuy nhiên, thủ tục này chỉ có tác động nếu bạn định khởi động hệ thống cài đặt từ băng, đĩa CD-ROM hay các tập tin nằm trên máy khác đã kết nối. Suy nghĩ: nếu bạn khởi động từ các tập tin được để vào đĩa cứng, rồi phân vùng cùng đĩa cứng đó bên trong hệ thống cài đặt, thì xoá các tập tin khởi động, trong trường hợp đó bạn phải hy vọng tiến trình cài đặt chạy thành công lần đầu tiên. ít nhất trong trường hợp này, bạn nên có phương tiện xen kẽ nào để phục hồi máy, v.d. băng/đĩa cài đặt của hệ thống gốc.
Nếu máy tính của bạn đã có nhiều phân vùng, và bạn có thể giải phóng đủ sức chứa bằng cách xoá bỏ và thay thế một hay nhiều phân vùng, bạn cũng có thể hoãn phân vùng đến khi sử dụng chương trình phân vùng có sẵn trong trình cài đặt Debian. Trước tiên, bạn nên đọc thông tin bên dưới, để xem nếu có trường hợp đặc biệt (v.d. thứ tự các phân vùng đã có trên sơ đồ phân vùng) ép buộc bạn vẫn còn phải phân vùng trước khi cài đặt.
Nếu bạn không có trường hợp nào ở trên, bạn cần phải phân vùng đĩa cứng trước khi khởi chạy tiến trình cài đặt, để tạo sức chứa có khả năng phân vùng dành cho Debian. Nếu một số phân vùng sẽ bị hệ điều hành khác sở hữu, bạn nên tạo các phân vùng riêng đó bằng chương trình phân vùng của HĐH đó. Khuyên bạn không cố gắng tạo phân vùng cho Debian GNU/Linux bằng công cụ của HĐH khác: chỉ tạo những phân vùng cần thiết cho HĐH khác đó, rồi sử dụng công cụ Debian để tạo phân vùng Debian.
Nếu bạn định cài đặt nhiều hệ điều hành vào cùng một máy, bạn nên cài đặt các HĐH khác trước khi cài đặt Linux. Thứ tự cài đặt này ngăn cản HĐH khác hủy khả năng khởi chạy Linux, hoặc hướng dẫn bạn định dạng lại phân vùng Linux.
Bạn có thể tránh những lỗi này, hoặc cố gắng phục hồi máy tính, nhưng mà việc cài đặt các hệ điều hành khác trước tiên khỏi phiền đến bạn.
Để OpenFirmware khởi động tự động Debian GNU/Linux, các phân vùng LInux nên nằm trước các phân vùng HĐH khác trên đĩa, đặc biệt là phân vùng MacOS. Bạn nên nhớ lại thứ tự này trong khi phân vùng sẵn: bạn nên tạo một phân vùng giữ chỗ Linux để nằm trước các phân vùng khởi động được khác trên đĩa. (Những phân vùng nhỏ dành cho trình điều khiển đĩa Apple không có khả năng khởi động.) Trong khi thật cài đặt, bạn có thể sử dụng công cụ phân vùng Linux để xoá bỏ bộ giữ chỗ và thay thế nó bằng các phân vùng Linux.
Nếu bạn hiện thời có một đĩa cứng riêng lẻ chứa chỉ một phân vùng (thiết lập thường trên máy tính để bàn), và bạn muốn « đa khởi động » cả hệ điều hành gốc lẫn Debian, bạn cần phải:
Sao lưu mọi dữ liệu trên máy tính đó.
Khởi động từ vật chứa (v.d. đĩa CD hay băng) cài đặt hệ điều hành gốc. Khi khởi động từ đĩa CD kiểu MacOS, hãy bấm giữ phím c trong khi khởi động, để ép buộc đĩa CD đó trở thành hệ thống MacOS hoạt động.
Dùng công cụ phân vùng của HĐH gốc để tạo các phân vùng dành cho nó. Để lại hoặc một phân vùng giữ chỗ hoặc sức chứa còn rảnh dành cho Debian.
Cài đặt hệ điều hành gốc vào phân vùng mới của nó.
Khởi động về HĐH đó để thẩm tra xem mọi thứ là ổn, cũng để tải về các tập tin khởi động của trình cài đặt Debian.
Khởi động trình cài đặt Debian để tiếp tục lại cài đặt Debian.
Ứng dụng Apple Drive Setup nằm trong thư mục Utilities
trên đĩa CD cài đặt hệ điều hành MacOS. Nó không điều chỉnh phân vùng đã có; nó chỉ phân vùng toàn bộ đĩa đồng thời. Ứng dụng Drive Setup cũng không hiển thị những phân vùng dành cho trình điều khiển đĩa.
Hãy nhớ để tạo một phân vùng giữ chỗ dành cho GNU/Linux, tốt hơn có vị trí thứ nhất trong bố trí đĩa. Kiểu phân vùng không quan trọng, vì nó sẽ bị xoá bỏ và thay thế sau này trong tiến trình cài đặt Debian GNU/Linux.
Nếu bạn định cài đặt cả hai hệ điều hành Mac OS9 và OSX, tốt nhất để tạo phân vùng riêng cho mỗi hệ thống. Nếu bạn cài đặt cả hai hệ thống vào cùng một phân vùng, cần phải dùng tiện ích Startup Disk (rồi khởi động lại) để chọn hệ thống nào khởi động máy: không thể chọn nó vào lúc khởi động. Nếu bạn cài đặt mỗi hệ điều hành OS9 và OSX vào phân vùng riêng, cũng có tùy chọn riêng sẽ xuất hiện khi bạn bấm giữ phím option vào lúc khởi động, và cũng có thể cài đặt tùy chọn riêng vào trình đơn khởi động của yaboot. Hơn nữa, tiện ích Startup Disk sẽ vô hiệu hoá các phân vùng lắp được khác có thể tác động lên khả năng khởi động GNU/Linux. Bạn sẽ cũng có thể truy cập mỗi kiểu phân vùng từ hệ điều hành hoặc OS9 hoặc OSX.
Hệ điều hành GNU/Linux không có khả năng truy cập thông tin nằm trên phân vùng kiểu UFS, nhưng có phải hỗ trợ dạng thức phân vùng HFS+ (cũng tên Mac OS Extended). Hệ điều hành OSX cần thiết một của hai kiểu phân vùng này là phân vùng khởi động của nó. Còn OS9 có thể được cài đặt vào phân vùng kiểu hoặc HFS (cũng tên MacOS Standard) hoặc HFS+. Để chia sẻ thông tin giữa hai hệ điều hành MacOS và GNU/Linux, hữu ích để tạo một phân vùng trao đổi. Cả hai HĐH MacOS và GNU/Linux hỗ trợ phân vùng kiểu HFS, HFS+ và MS-DOS FAT.