2.1. Phần cứng được hỗ trợ

Debian không yêu cầu phần cứng đặc biệt khác với điều cần thiết cho hạt nhân Linux và các bộ công cụ GNU. Vì vậy, bất kỳ kiến trúc hay nền tảng nào sang đó hạt nhân Linux, thư viện C libc, bộ biên dịch gcc v.v. đã được chuyển, cũng cho đó có bản chuyển Debian, có khả năng chạy được hệ thống Debian. Xem những trang Bản Chuyển (Ports) tại http://www.debian.org/ports/powerpc/ để tìm thông tin thêm về hệ thống kiến trúc PowerPC đã được thử ra với Debian.

Hơn là cố gắng diễn tả tất cả các cấu hình phần cứng được hỗ trợ cho kiến trúc PowerPC, tiết đoạn này chứa thông tin chung và liên kết đến thông tin thêm.

2.1.1. Kiến trúc được hỗ trợ

Bản phát hành Debian 5.0 hỗ trợ mười một kiến trúc chính và vài biến thể của mỗi kiến trúc, được gọi như là “mùi vị”.

Kiến trúc Tên Debian Kiến trúc phụ Mùi vị
Dựa vào x86 Intel i386    
AMD64 & Intel EM64T amd64    
DEC Alpha alpha    
ARM arm Netwinder và CATS netwinder
armel Versatile versatile
arm và armel Intel IOP32x iop32x
Intel IXP4xx ixp4xx
Marvell Orion orion5x
HP PA-RISC hppa PA-RISC 1.1 32
PA-RISC 2.0 64
Intel IA-64 ia64    
MIPS (về cuối lớn) mips SGI IP22 (Indy/Indigo 2) r4k-ip22
SGI IP32 (O2) r5k-ip32
MIPS Malta (32 bit) 4kc-malta
MIPS Malta (64 bit) 5kc-malta
Broadcom BCM91250A (SWARM) sb1-bcm91250a
Broadcom BCM91480B (BigSur) sb1a-bcm91480b
MIPS (về cuối nhỏ) mipsel Cobalt cobalt
MIPS Malta (32 bit) 4kc-malta
MIPS Malta (64 bit) 5kc-malta
Broadcom BCM91250A (SWARM) sb1-bcm91250a
Broadcom BCM91480B (BigSur) sb1a-bcm91480b
IBM/Motorola PowerPC powerpc PowerMac pmac
PReP prep
Sun SPARC sparc sun4u sparc64
sun4v
IBM S/390 s390 IPL từ bộ đọc VM-reader và DASD giống loài
IPL từ băng băng

Tài liệu này diễn tả cách cài đặt vào kiến trúc kiểu PowerPC. Nếu bạn tìm thông tin về kiến trúc khác do Debian hỗ trợ, xem trang các bản chuyển Debian Debian-Ports.

2.1.2. Đơn vị xử lý trung tâm (CPU), bo mạch chính và khả năng hỗ trợ ảnh động

Trong Debian GNU/Linux 5.0, chỉ hỗ trợ hai kiến trúc con PMac (Power-Macintosh hay PowerMac) và PreP.

2.1.2.1. Mùi vị hạt nhân

Trong Debian có hai mùi vị của hạt nhân powerpc, dựa vào kiểu bộ xử lý trung tâm (CPU):

powerpc

Hậu hết hệ thống sử dụng mùi vị hạt nhân này, mà hỗ trợ bộ xử lý PowerPC 601, 603, 604, 740, 750, và 7400. Mọi máy PowerMac của Apple đến G4 sử dụng một của những bộ xử lý này.

power64

Mùi vị hạt nhân kiểu power64 hỗ trợ những bộ xử lý trung tâm này:

Bộ xử lý POWER3 được dùng trong máy phục vụ 64-bit IBM cũ hơn: những mô hình được biết gồm IntelliStation POWER Model 265, pSeries 610 và 640, và RS/6000 7044-170, 7043-260, 7044-270.

Bộ xử lý POWER4 được dùng trong máy phục vụ 64-bit IBM mới hơn: những mô hình được biết gồm pSeries 615, 630, 650, 655, 670, 690.

Hệ thống dùng Apple G5 (bộ xử lý PPC970FX) cũng dựa vào kiến trúc POWER4 thì dùng mùi vị hạt nhân này.

2.1.2.2. Kiến trúc phụ Power Macintosh (pmac)

Công ty Apple (và ngắn gọn một số hãng chế tạo khác như Power Computing) đã xây dựng một nhóm máy tính Macintosh dựa vào bộ xử lý PowerPC. Cho mục đích hỗ trợ kiến trúc, chúng phân loại ra NuBus (không phải được hỗ trợ bởi Debian), OldWorld (kiểu cũ), và NewWorld (kiểu mới).

Hệ thống OldWorld (kiểu cũ) thường là máy PowerMac chứa ổ đĩa mềm và mạch nối PCI. Phần lớn máy PowerMac dựa vào bộ xử lý 630, 603e, 604, 604e là máy kiểu cũ. Những mô hình PowerPC trước iMac của Apple có tên chứa bốn chữ số, trừ những hệ thống G3 màu be mà cũng là kiểu cũ.

Máy PowerMac được gọi là NewWorld (kiểu mới) là máy PowerMac có hộp lông trong mờ có màu sắc, và mô hình mới hơn. Gồm có mọi máy iMac, máy tính xách tay iBook, hệ thống G4, hệ thống G3 màu xanh dương, và phần lớn máy tính xách tay PowerBook được chế tạo kể từ năm 1999. Máy PowerMac kiểu mới cũng phân loại vì dùng hệ thống “ROM trong RAM” trong hệ điều hành Mac OS. Chúng được chế tạo kể từ tháng 6/7 năm 1998.

Đặc tả về phần cứng Apple (Mac) sẵn sàng tại AppleSpec, còn về phần cứng cũ hơn tại AppleSpec Legacy.

Tên/số mô hình Thế hệ
Apple iMac Bondi Blue, 5 mùi vị, tải đĩa qua khe Kiểu mới
iMac tháng 6/7 năm 2000, năm 2001 sớm Kiểu mới
iMac G5 Kiểu mới
iBook, iBook SE, iBook Dual USB Kiểu mới
iBook2 Kiểu mới
iBook G4 Kiểu mới
Power Macintosh màu xanh dương và trắng (B&W) G3 Kiểu mới
Power Macintosh G4 PCI, AGP, Cube Kiểu mới
Power Macintosh G4 Gigabit Ethernet Kiểu mới
Power Macintosh G4 Digital Audio, Quicksilver Kiểu mới
Power Macintosh G5 Kiểu mới
PowerBook G3 FireWire Pismo (2000) Kiểu mới
PowerBook G3 Lombard (1999) Kiểu mới
PowerBook G4 Titanium Kiểu mới
PowerBook G4 Aluminum Kiểu mới
Xserve G5 Kiểu mới
Performa 4400, 54xx, 5500 Kiểu cũ
Performa 6360, 6400, 6500 Kiểu cũ
Power Macintosh 4400, 5400 Kiểu cũ
Power Macintosh 7200, 7300, 7500, 7600 Kiểu cũ
Power Macintosh 8200, 8500, 8600 Kiểu cũ
Power Macintosh 9500, 9600 Kiểu cũ
Power Macintosh (Beige) G3 Minitower Kiểu cũ
Power Macintosh (màu be) Desktop, cùng một phần Kiểu cũ
PowerBook 2400, 3400, 3500 Kiểu cũ
PowerBook G3 Wallstreet (1998) Kiểu cũ
Twentieth Anniversary Macintosh Kiểu cũ
Workgroup Server 7250, 7350, 8550, 9650, G3 Kiểu cũ
Power Computing PowerBase, PowerTower / Pro, PowerWave Kiểu cũ
PowerCenter / Pro, PowerCurve Kiểu cũ
UMAX C500, C600, J700, S900 Kiểu cũ
APS APS Tech M*Power 604e/2000 Kiểu cũ
Motorola Starmax 3000, 4000, 5000, 5500 Kiểu cũ

2.1.2.3. Kiến trúc phụ PReP

Tên/số mô hình
Motorola Firepower, PowerStack Series E, PowerStack II
MPC 7xx, 8xx
MTX, MTX+
MVME2300(SC)/24xx/26xx/27xx/36xx/46xx
MCP(N)750
IBM RS/6000 40P, 43P
Power 830/850/860 (6070, 6050)
6030, 7025, 7043
p640

2.1.2.4. Kiến trúc con CHRP (không được hỗ trợ)

Tên/số mô hình
IBM RS/6000 B50, 43P-150, 44P
Genesi Pegasos I, Pegasos II

2.1.2.5. Kiến trúc con APUS (không được hỗ trợ)

Tên/số mô hình
Amiga Power-UP Systems (APUS) A1200, A3000, A4000

2.1.2.6. Kiến trúc PowerMac Nubus (không được hỗ trợ)

Hệ thống NuBus hiện thời không được hỗ trợ bởi Debian/powerpc. Kiến trúc hạt nhân Linux/PPC chắc như đá nguyên khối không hỗ trợ những máy này; thay thế người dùng cần phải sử dụng hạt nhân vi Mach của MkLinux, mà Debian chưa hỗ trợ. Nhóm máy này chứa :

  • Power Macintosh 6100, 7100, 8100

  • Performa 5200, 6200, 6300

  • Powerbook 1400, 2300, and 5300

  • Workgroup Server 6150, 8150, 9150

Một hạt nhân Linux dành cho những máy này, và sự hỗ trợ người dùng bị hạn chế, sẵn sàng tại http://nubus-pmac.sourceforge.net/.

2.1.2.7. Mac khác PowerPC

Máy tính Macintosh dùng bộ xử lý kiểu 680x0 không phải thuộc về nhóm PowerPC: máy tính này được gọi là máy kiểu m68k. Nhóm máy kiểu m68k có vài mô hình khác: trong thứ tự chế tạo máy tính để bàn là máy “Mac II”, “LC”, “Centris”, “Quadra” và “Performa”. Máy kiểu này thường có tên chứa chữ số La-tinh hay số mô hình ba chữ số, v.d. Mac IIcx, LCIII, Quadra 950.

Nhóm mô hình máy tính để bàn m68k hoàn toàn trong thứ tự chế tạo : Mac II (Mac II, IIx, IIcx, IIci, IIsi, IIvi, IIvx, IIfx); LC (LC, LCII, III, III+, 475, 520, 550, 575, 580, 630); Mac TV; Centris (610, 650, 660AV); Quadra (605, 610, 630, 650, 660AV, 700, 800, 840AV, 900, 950); Performa 200-640CD.

Nhóm mô hình máy tính xách tay m68k hoàn toàn trong thứ tự chế tạo : Mac Portable; Powerbook 100-190cs; PowerBook Duo 210-550c (trừ PowerBook 500 mà là Nubus, xem phần bên trên).

2.1.3. Đa bộ xử lý

Sự hỗ trợ đa xử lý (cũng được biết như là “đa xử lý đối xứng” hay SMP) sẵn sàng cho kiến trúc này. Tuy nhiên, ảnh hạt nhân Debian 5.0 chuẩn không hỗ trợ SMP. Nó không nên ngăn cản việc cài đặt, vì hạt nhân chuẩn khác SMP nên khởi động được trên hệ thống SMP: hạt nhân sẽ đơn giản dùng bộ xử lý trung tâm thứ nhất.

Để thực hiện khả năng của bộ đa xử lý, bạn sẽ cần phải thay thế hạt nhân Debian chuẩn. Có một cuộc thảo luận về thủ tục này nằm trong Phần 8.6, “Biên dịch hạt nhân mới”. Vào lúc này (hạt nhân phiên bản 2.6.26) cách tắt SMP là bỏ chọn “Symmetric multi-processing support” trong phần “Platform support” của tiến trình cấu hình hạt nhân.

2.1.4. Hỗ trợ thẻ đồ họa

Khả năng hỗ trợ giao diện đồ họa của Debian dựa hoàn toàn vào sự hỗ trợ cơ bản của hệ thống X11 của X.Org. Phần lớn thẻ ảnh động kiểu AGP, PCI và PCIe hoạt động được dưới X.Org. Chi tiết về các mạch nối đồ họa, thẻ, bộ trình bày và thiết bị con trỏ được hỗ trợ nằm tại http://xorg.freedesktop.org/. Bản phát hành Debian 5.0 có sẵn X.Org phiên bản 7.3.

2.1.5. Phần cứng khả năng kết nối mạng

Gần tất cả các thẻ giao thức mạng (NIC) được hỗ trợ bởi hạt nhân Linux nên cũng được hỗ trợ bởi hệ thống cài đặt: các trình điều khiển kiểu mô-đun nên bình thường được nạp tự động.

2.1.5.1. Bo mạch mạng không dây

Chức năng chạy mạng không dây nói chung cũng được hỗ trợ, và một số tăng dần các bộ tiếp hợp không dây được hỗ trợ bởi hạt nhân Linux chính thức, dù không phải nhiều bộ cũng cần thiết phần vững được nạp. NIC không dây mà không phải được hỗ trợ bởi hạt nhân Linux chính thức vẫn còn có thể được làm cho hoạt động dưới Debian GNU/Linux, nhưng không phải được hỗ trợ trong khi cài đặt.

Sử dụng chức năng chạy mạng không dây trong khi cài đặt vẫn còn đang được phát triển, và sự thành công của nó phụ thuộc vào kiểu bộ tiếp hợp và cấu hình của điểm truy cập không dây. Nếu không có NIC khác có thể dùng trong khi cài đặt, vẫn còn có thể cài đặt Debian GNU/Linux dùng một ảnh đĩa CD/DVD đầy đủ. Hãy bật tuỳ chọn để không cấu hình một mạng, và cài đặt dùng chỉ những gói sẵn sàng trên đĩa CD/DVD. Sau đó thì bạn có thể cài đặt trình điều khiển và phần vững cần thiết sau khi cài đặt xong (sau khi khởi động lại) và tự cấu hình mạng.

Trong một số trường hợp riêng, trình điều khiển cần thiết không sẵn sàng dạng gói Debian. Vì thế bạn cần phải tìm mã nguồn trên Mạng, và tự biên dịch trình điều khiển. Cách làm việc này ở ngoại phạm vị của sổ tay này.

2.1.6. Ngoại vi và phần cứng khác

Linux hỗ trợ rất nhiều thiết bị phần cứng khác nhau, như con chuột, máy in, máy quét, thiết bị PCMCIA và USB. Tuy nhiên, phần lớn thiết bị này không cần thiết khi cài đặt hệ thống.