Những đoạn cấu hình được dùng trong phụ lục này cũng sẵn sàng dạng tập tin định cấu hình sẵn ví dụ tại http://www.debian.org/releases/lenny/example-preseed.txt.
Ghi chú rằng mẫu này dựa vào tiến trình cài đặt vào kiến trúc kiểu x86 Intel. Nếu bạn đang cài đặt vào kiến trúc khác, một số phần mẫu (v.d. phần chọn bố trí bàn phím và phần cài đặt bộ nạp khởi động) có lẽ không phải là thích hợp, cũng sẽ cần phải được thay thế bằng thiết lập debconf thích hợp với kiến trúc đó.
Việc đặt giá trị địa phương hoá sẽ hoạt động được chỉ nếu bạn dùng khả năng chèn sẵn kiểu initrd. Đối với các phương pháp khác, tập tin cấu hình sẵn sẽ được tải chỉ sau khi hỏi các câu này.
Miền địa phương (locale) có thể được dùng để xác định cả hai ngôn ngữ và quốc gia, và có thể là bất cứ tổ hợp nào một ngôn ngữ được debian-installer
hỗ trợ và một quốc gia nhận ra. Nếu tổ hợp này không làm một miền địa phương hợp lệ thì trình cài đặt tự động chọn một miền địa phương vẫn hợp lệ cho ngôn ngữ đã chọn. Để chỉ định miền địa phương dưới dạng một tham số khởi động, hãy dùng locale=
. vi
# Miền địa phương đặt ngôn ngữ và quốc gia. d-i debian-installer/locale string vi
Tiến trình cấu hình bàn phím là bao gồm việc chọn kiến trúc bàn phím (phần cứng) và bố trí bàn phím (phần mềm). Trong phần lớn trường hợp, kiến trúc bàn phím đúng được chọn theo mặc định, vì vậy bình thường không cần chèn trước nó. Bố trí bàn phím phải được debian-installer
nhận ra đối với kiến trúc bàn phím đã chọn.
# Chọn bàn phím. #d-i console-tools/archs select at d-i console-keymaps-at/keymap select us # Thí dụ cho kiến trúc bàn phím khác #d-i console-keymaps-usb/keymap select mac-usb-us
Để bỏ qua bước cấu hình bàn phím, hãy chèn sẵn console-tools/archs
bằng skip-config
(bỏ qua cấu hình). Kết quả là bố trí bàn phím của hạt nhân còn lại hoạt động.
Các thay đổi trong lớp nhập cho hạt nhân phiên bản 2.6 đã làm cho kiến trúc bàn phím hầu như quá cũ. Đối với hạt nhân 2.6, bình thường nên chọn bố trí bàn phím kiểu “PC” (at
).
Tất nhiên, việc chèn sẵn bước cấu hình mạng sẽ không hoạt động được nếu bạn tải tập tin cấu hình sẵn qua mạng. Nhưng nó rất có ích khi bạn khởi động từ đĩa CD hay thanh USB. Nếu bạn tải tập tin cấu hình sẵn qua mạng, bạn có khả năng gởi tham số cấu hình mạng bằng cách sử dụng tham số khởi động hạt nhân.
Nếu bạn cần phải chọn một giao diện riêng khi khởi động qua mạng, trước khi tải tập tin cấu hình sẵn qua mạng, hãy nhập tham số khởi động như interface=
. eth1
Mặc dù thường không thể chèn sẵn cấu hình mạng khi dùng khả năng chèn trước qua mạng (dùng địa chỉ Mạng “preseed/url”), bạn vẫn còn có khả năng sử dụng dãy câu lệnh theo đây để chỉnh sửa sự hạn chế này, chẳng hạn nếu bạn muốn đặt một địa chỉ tĩnh cho giao diện mạng. Dãy câu lệnh này ép buộc cấu hình mạng chạy lại sau khi nạp tập tin chèn sẵn, bằng cách tạo văn lệnh “preseed/run” chứa những câu lệnh này:
killall.sh; netcfg
Theo đây có những biến debconf thích hợp với cấu hình mạng.
# netcfg sẽ chọn giao diện có liên kết nếu có thể, # thì nó bỏ qua hiển thị danh sách nếu có nhiều giao diện. d-i netcfg/choose_interface select auto # Để chọn giao diện nào thay thế: #d-i netcfg/choose_interface select eth1 # Nếu bạn có máy phục vụ DHCP chạy chậm và trình cài đặt thời hạn # khi đợi nó, đoạn này có thể có ích: #d-i netcfg/dhcp_timeout string 60 # Nếu bạn thích tự cấu hình mạng, hãy bỏ ghi chú dòng này # và cấu hình mạng tĩnh bên dưới. #d-i netcfg/disable_dhcp boolean true # Nếu bạn muốn tập tin cấu hình sẵn hoạt động được # trên hệ thống cả có lẫn không có trình phục vụ DHCP, # hãy bỏ ghi chú những dòng này và cấu hình mạng tĩnh bên dưới. #d-i netcfg/dhcp_failed note #d-i netcfg/dhcp_options select Tự cấu hình mạng # Cấu hình mạng tĩnh. #d-i netcfg/get_nameservers string 192.168.1.1 #d-i netcfg/get_ipaddress string 192.168.1.42 #d-i netcfg/get_netmask string 255.255.255.0 #d-i netcfg/get_gateway string 192.168.1.1 #d-i netcfg/confirm_static boolean true # Tên máy/miền nào được gán từ DHCP có quyền cao hơn giá trị # được đặt vào đây. # Tuy nhiên, việc đặt giá trị vẫn còn ngăn cản câu hỏi được hiển thị, # thậm chí nếu giá trị đến từ DHCP. d-i netcfg/get_hostname string unassigned-hostname d-i netcfg/get_domain string unassigned-domain # Tắt hiển thị hộp thoại khoá WEP đó. d-i netcfg/wireless_wep string # Tên máy DHCP lạ mà một số nhà cung cấp dịch vụ Mạng sử dụng # như là kiểu mật khẩu. #d-i netcfg/dhcp_hostname string radish # Nếu phần vững khác tự do vẫn cần thiết cho mạng hay phần cứng khác, # người dùng cũng có thể cấu hình trình cài đặt để lúc nào cũng nạp nó, # không cần nhắc gì. # Hoặc thay đổi đối số thành false (sai) để tắt chức năng hỏi. #d-i hw-detect/load_firmware boolean true
Ghi chú rằng netcfg sẽ tự động quyết định mặt nạ mạng nếu netcfg/get_netmask
không phải được chèn sẵn. Trong trường hợp này, biến phải được đánh dấu là seen
(được thấy) cho quá trình tự động cài đặt. Tương tự, netcfg sẽ chọn một địa chỉ thích hợp nếu không đặt netcfg/get_gateway
. Như một trường hợp đặc biệt, bạn cũng có thể đặt netcfg/get_gateway
thành “none” (không có) để chỉ định không nên dùng cổng ra nào.
# Dùng thiết lập theo đây nếu bạn muốn sử dụng thành phần # bàn giao tiếp mạng (network-console) để cài đặt từ xa # thông qua SSH (trình bao bảo mật). Trường hợp này chỉ hữu ích # nếu bạn định tự thực hiện phần còn lại của quá trình cài đặt. #d-i anna/choose_modules string network-console #d-i network-console/password password r00tme #d-i network-console/password-again password r00tme
Phụ thuộc vào phương pháp cài đặt bạn dùng, máy nhân bản có thể được dùng để tải về thành phần cài đặt thêm, để cài đặt hệ thống cơ bản, và để thiết lập danh sách các nguồn /etc/apt/sources.list
cho hệ thống đã cài đặt.
Tham số mirror/suite
xác định bộ phần mềm đối với hệ thống đã cài đặt.
Tham số mirror/udeb/suite
xác định bộ phần mềm đối với thành phần thêm cho trình đã cài đặt. Việc đặt tham số này có ích chỉ nếu thành phần thật sự được tải về qua mạng, cũng nên khớp với bộ phần mềm đã được dùng để xây dựng initrd cho phương pháp cài đặt được dùng. Theo mặc định, giá trị cho mirror/udeb/suite
và mirror/suite
là trùng.
# Chọn FTP thì không cần đặt chuỗi mirror/country. #d-i mirror/protocol string ftp d-i mirror/country string manual d-i mirror/http/hostname string http.us.debian.org d-i mirror/http/directory string /debian d-i mirror/http/proxy string # Bộ phần mềm cần cài đặt. #d-i mirror/suite string testing # Bộ phần mềm cần dùng để nạp các thành phần cài đặt (tùy chọn). #d-i mirror/udeb/suite string testing
# Điều khiển nếu đồng hồ phần cứng được đặt thành UTC không. d-i clock-setup/utc boolean true # Bạn có thể đặt điều này thành bất cứ giá trị nào hợp lệ cho $TZ (múi giờ), # xem nội dung của « /usr/share/zoneinfo/ » để tìm giá trị hợp lệ. d-i time/zone string Asia/Saigon # Điều khiển có nên dùng giao thức thời gian NTP # để đặt đồng hồ trong khi cài đặt hay không. d-i clock-setup/ntp boolean true # Máy phục vụ NTP cần dùng. Giá trị mặc định gần lúc nào cũng đúng. #d-i clock-setup/ntp-server string ntp.example.com
Khả năng dùng tiến trình chèn sẵn để phân vùng đĩa cứng rất bị hạn chế thành khả năng được hỗ trợ bởi partman-auto
. Bạn có thể chọn phân vùng hoặc sức chứa còn rảnh trên đĩa, hoặc toàn bộ đĩa. Bố trí của đĩa có thể được xác định bằng cách sử dụng công thức xác định sẵn, công thức riêng từ tập tin công thức, hay công thức được gồm trong tập tin định cấu hình sẵn. HIện thời không thể phân vùng nhiều đĩa bằng chèn sẵn.
Việc nhận diện đĩa phụ thuộc vào thứ tự tải trình điều khiển chúng. Nếu có nhiều đĩa trong hệ thống, hãy chắc là đĩa đúng sẽ được chọn, trước khi dùng khả năng chèn sẵn.
# Nếu hệ thống vẫn còn có sức chứa trống, # bạn có dịp chỉ phân vùng sức chứa đó. #d-i partman-auto/init_automatically_partition select chỗ_trống # Hoặc bạn có thể chỉ định một đĩa cần phân vùng. # Tên thiết bị phải đưa ra theo một định dạng khác devfs truyền thống. # Ghi chú : hệ thống có nhiều đĩa thì phải đưa ra một đĩa riêng.# Ví dụ, để sử dụng đĩa cứng SCSI/SATA đầu tiên: #d-i partman-auto/disk string /dev/sda # Hơn nữa, bạn cần phải chỉ định phương pháp cần dùng. # Những phương pháp sẵn sàng hiện thời là: # • regular tiêu chuẩn # • lvm bộ quản lý khối tin hợp lý # • crypto mật mã d-i partman-auto/method string lvm # Nếu một của những đĩa cần tự động phân vùng vẫn chứa # một cấu hình LVM cũ, người dùng sẽ thông thường nhận # một cảnh báo. Cũng có thể bỏ cảnh báo này bằng cách chèn sẵn: d-i partman-lvm/device_remove_lvm boolean true # Cũng vậy với mảng RAID phần mềm đã có : d-i partman-md/device_remove_md boolean true # Lại cũng vậy với bước xác nhận ghi các phiên bản lvm:d-i partman-lvm/confirm boolean true # Bạn có thể chọn một của ba công thức phiên bản định sẵn: # • atomic tất cả các tập tin trong cùng một phiên bản # • home phân vùng /home riêng # • multi phân vùng riêng cho mỗi thư mục /home, /usr, /var, /tmp d-i partman-auto/choose_recipe select atomic # Hoặc cung cấp một công thức riêng... # Định dạng công thức được diễn tả trong tập tin devel/partman-auto-recipe.txt. # Nếu có đường dẫn giới thiệu một tập tin công thức # vào môi trường cài đặt Debian, bạn có thể chỉ tới nó. #d-i partman-auto/expert_recipe_file string /hd-media/recipe # Không thì bạn có thể để một công thức hoàn toàn vào tập tin cấu hình sẵn, # trên cùng một dòng (hợp lý). Ví dụ này tạo một phiên bản /boot nhỏ, # thích hợp với vùng nhớ trao đổi, và sử dụng sức chứa còn lại # cho phiên bản gốc: #d-i partman-auto/expert_recipe string \ # boot-root :: \ # 40 50 100 ext3 \ # $primary{ } $bootable{ } \ # method{ format } format{ } \ # use_filesystem{ } filesystem{ ext3 } \ # mountpoint{ /boot } \ # . \ # 500 10000 1000000000 ext3 \ # method{ format } format{ } \ # use_filesystem{ } filesystem{ ext3 } \ # mountpoint{ / } \ # . \ # 64 512 300% linux-swap \ # method{ swap } format{ } \ # . # Đoạn này làm cho trình partman tự động phân vùng # mà không yêu cầu xác nhận, miễn là bạn đã báo nó nên làm gì, # dùng một của những phương pháp nói trên. d-i partman/confirm_write_new_label boolean true d-i partman/choose_partition select finish d-i partman/confirm boolean true
Bạn cũng có thể sử dụng khả năng chèn sẵn để thiết lập phân vùng trên mảng RAID phần mềm. Có hỗ trợ RAID lớp 0, 1, 5, 6 và 10, thì tạo mảng bị suy biến và xác định thiết bị thêm. Nếu bạn sử dụng RAID 1, bạn có khả năng chèn sẵn bộ tải khởi động grub để cài đặt vào mọi thiết bị được dùng trong mảng đó ; xem Phần B.4.12, “Cài đặt bộ nạp khởi động”.
Loại chức năng tự động phân vùng này vẫn dễ làm sai. Nó cũng là chức năng hơi ít thử bởi nhà phát triển debian-installer
. trách nhiệm về việc thử và kết hợp các công thức khác nhau (để hữu ích và không xung đột với nhau) được người dùng chịu. Xem /var/log/syslog
nếu bạn gặp vấn đề.
# GHI CHÚ: tuỳ chọn này vẫn còn có mức chất lượng bản phát hành B thì người dùng nên sử dụng cẩn thận. # Phương pháp nên được đặt thành « raid ». #d-i partman-auto/method string raid # Chỉ định những đĩa cần phân vùng. # Mọi đĩa đều sẽ có cùng một bố trí, do đó phương pháp này # chỉ có kết quả nếu mọi đĩa đều có cùng một kích cỡ. #d-i partman-auto/disk string /dev/discs/disc0/disc /dev/discs/disc1/disc # Sau đó thì bạn cần phải chỉ định những phân vùng vật lý cần dùng. #d-i partman-auto/expert_recipe string \ # multiraid :: \ # 1000 5000 4000 raid \ # $primary{ } method{ raid } \ # . \ # 64 512 300% raid \ # method{ raid } \ # . \ # 500 10000 1000000000 raid \ # method{ raid } \ # . # Cuối cùng bạn cần phải chỉ định những phân vùng đã xác định trước # sẽ được dùng trong thiết lập RAID như thế nào. # Nhớ để sử dụng những số thứ tự phân vùng đúng cho phân vùng hợp lý. # Các tham số : # <raidtype> <devcount> <sparecount> <fstype> <mountpoint> \ # <devices> <sparedevices> # Có hỗ trợ RAID cấp 0, 1, 5, 6 và 10; các thiết bị định giới bằng dấu « # ». #d-i partman-auto-raid/recipe string \ # 1 2 0 ext3 / \ # /dev/discs/disc0/part1#/dev/discs/disc1/part1 \ # . \ # 1 2 0 swap - \ # /dev/discs/disc0/part5#/dev/discs/disc1/part5 \ # . \ # 0 2 0 ext3 /home \ # /dev/discs/disc0/part6#/dev/discs/disc1/part6 \ # . # Cái này làm cho partman tự động phân vùng mà không yêu cầu xác nhận. d-i partman-md/confirm boolean true d-i partman/confirm_write_new_label boolean true d-i partman/choose_partition select finish d-i partman/confirm boolean true
Thật sự không thể chèn sẵn nhiều vào giai đoạn cài đặt này. Chỉ hỏi câu về cách cài đặt hạt nhân.
# Chọn bộ tạo ra « initramfs » được dùng để tạo ra initrd cho hạt nhân 2.6. #d-i base-installer/kernel/linux/initramfs-generators string yaird # (Siêu) gói ảnh hạt nhân; có thể dùng giá trị « none » # nếu không cần cài đặt hạt nhân. #d-i base-installer/kernel/image string linux-image-2.6-486
Có khả năng chèn sẵn mật khẩu cho tài khoản người chủ, cũng tên và mật khẩu cho tài khoản của người dùng chuẩn thứ nhất. Đối với mật khẩu, bạn có thể dùng giá trị nhập thô (không mật mã) hay băm kiểu MD5.
Ghi chú rằng tiến trình chèn sẵn mật khẩu không phải là bảo mật hoàn toàn, vì mọi người có quyền truy cập tập tin cấu hình sẵn thì biết các mật khẩu nằm trong nó. Việc dùng băm MD5 được xem là tốt hơn một ít theo các điều khoản của bảo mật, nhưng nó cũng có thể cung cấp ý thức bảo mật giả, vì cách truy cập băm MD5 cho phép người khác tấn công bằng sức mạnh vũ phu.
# Bỏ qua bước tạo tài khoản người chủ (tài khoản kiểu người dùng chuẩn # sẽ có khả năng dùng lệnh sudo). #d-i passwd/root-login boolean false # Hoặc để bỏ qua bước tạo tài khoản kiểu người dùng chuẩn: #d-i passwd/make-user boolean false # Mật khẩu người chủ, hoặc bằng nhập thô : #d-i passwd/root-password password r00tme #d-i passwd/root-password-again password r00tme # hoặc được mật mã bằng mẫu MD5: #d-i passwd/root-password-crypted password [mẫu MD5] # Để tạo tài khoản kiểu người dùng chuẩn. #d-i passwd/user-fullname string Debian User #d-i passwd/username string debian # Mật khẩu của người dùng chuẩn, hoặc bằng nhập thô : #d-i passwd/user-password password insecure #d-i passwd/user-password-again password insecure # hoặc được mật mã bằng mẫu MD5: #d-i passwd/user-password-crypted password [mẫu MD5] # Tạo người dùng thứ nhất dùng UID đã ghi rõ thay cho giá trị mặc định. #d-i passwd/user-uid string 1010 # Tài khoản người dùng sẽ được thêm vào một số nhóm đầu tiên chuẩn. # Để ghi đè thiết lập này, dùng chuỗi này: #d-i passwd/user-default-groups string audio cdrom video
Biến passwd/root-password-crypted
và passwd/user-password-crypted
cũng có thể được chèn trước bằng “!” là giá trị. Trong trường hợp đó, tài khoản tương ứng bị tắt. Trường hợp này có thể là tiện với tài khoản người chủ, miễn là phương pháp xen kẽ được thiết lập để cho phép hoạt động quản lý hay đăng nhập người chủ (thí dụ bằng cách dùng khả năng xác thức khoá SSH hay sudo).
Theo đây có câu lệnh có thể dùng để tạo mẫu duy nhất MD5 cho một mật khẩu :
$ echo "r00tme" | mkpasswd -s -m md5
Tiến trình thiết lập danh sách các nguồn của apt /etc/apt/sources.list
và các tùy chọn cấu hình cơ bản được tự động hoá hoàn toàn, dựa vào phương pháp cài đặt và trả lời câu hỏi trước. Tùy chọn bạn có khả năng thêm kho phần mềm (cục bộ) khác.
# Bạn có tùy chọn cài đặt phần mềm kiểu không tự do # và đã đóng góp. #d-i apt-setup/non-free boolean true #d-i apt-setup/contrib boolean true # Ghi chú ra dòng này nếu bạn không muốn dùng máy nhân bản mạng. #d-i apt-setup/use_mirror boolean false # Chọn những dịch vụ cập nhật nào cần dùng; # xác định những máy nhân bản cần dùng. # Các giá trị dưới là mặc định bình thường. #d-i apt-setup/services-select multi-select security, volatile #d-i apt-setup/security_host string security.debian.org #d-i apt-setup/volatile_host string volatile.debian.org # Các kho thêm, local[0-9] có sẵn #d-i apt-setup/local0/repository string \ # http://local.server/debian stable main #d-i apt-setup/local0/comment string máy_phục_vụ_cục_bộ # Bật các dòng kiểu deb-src #d-i apt-setup/local0/source boolean true # Địa chỉ URL tới khoá công của kho cục bộ ; # bạn cần phải cung cấp một khoá: không thì apt sẽ không chấp nhận # kho lưu không được xác thực nên dòng sources.list sẽ bị ghi chú ra. #d-i apt-setup/local0/key string http://máy_phục_vụ_cục_bộ/khoá # Mặc định là tiến trình cài đặt cần thiết các kho lưu # được xác thực dùng một khoá GPG đã biết. # Thiết lập này có thể được dùng để tắt chức năng xác thực đó. # Cảnh báo : không bảo mật thì không khuyến khích. #d-i debian-installer/allow_unauthenticated string true
Bạn có khả năng chọn cài đặt bất cứ sự phối hợp công việc nào sẵn sàng. Vào lúc viết câu này, các công việc sẵn sàng gồm:
chuẩn
môi trường làm việc
môi trường làm việc Gnome
môi trường làm việc KDE
trình phục vụ Mạng
trình phục vụ in
trình phục vụ DNS
trình phục vụ tập tin
trình phục vụ thư tín
cơ sở dữ liệu SQL
máy tính xách tay
Bạn cũng có khả năng chọn không cài đặt công việc nào, ép buộc cài đặt một bộ gói bằng cách khác. Khuyên bạn luôn luôn gồm ít nhất công việc chuẩn
.
Nếu bạn muốn cài đặt một số gói riêng, thêm vào những gói được cài đặt trong các công việc, bạn có khả năng sử dụng tham số pkgsel/include
. Giá trị của tham số này có thể là danh sách các gói được định giới bằng hoặc dấu phẩy hoặc dấu cách, cũng dễ dàng dùng trên dòng lệnh.
#tasksel tasksel/first multiselect chuẩn, trình phục vụ Web # Tác vụ môi trường làm việc được chọn thì cài đặt môi trường # làm việc KDE và XFCE thay cho môi trường GNOME mặc định. #tasksel tasksel/desktop multiselect kde, xfce # Các gói thêm riêng cần cài đặt #d-i pkgsel/include string openssh-server build-essential # Có nên nâng cấp các gói sau khi làm debootstrap, hay không. # Các giá trị được phép: # • none không có # • safe-upgrade nâng cấp an toàn # • full-upgrade nâng cấp đầy đủ #d-i pkgsel/upgrade select none # Một số phiên bản riêng của trình cài đặt có khả năng thông báo lại # về phần mềm bạn đã cài đặt, và phần mềm bạn dùng. # Giá trị mặc định là không thông báo lại, nhưng việc thông báo # giúp đỡ dự án Debian quyết định phần mềm nào thường dùng # thì ghi nó trên đĩa CD. #popularity-contest popularity-contest/participate boolean false
# Grub là bộ nạp khởi động mặc định (cho x86). # Nếu bạn muốn cài đặt lilo thay thế, hãy ghi chú bỏ dòng này: #d-i grub-installer/skip boolean true # Để cũng bỏ qua bước cài đặt lilo, thì không cài đặt # bộ nạp khởi động, cũng ghi chú bỏ dòng này: #d-i lilo-installer/skip boolean true # Lệnh này hơi an toàn đặt, nó gây ra grub tự động cài đặt # vào mục ghi khởi động chủ (MBR) nếu không có hệ điều hành # khác được phát hiện trên cùng máy. d-i grub-installer/only_debian boolean true # Điều này làm cho grub-installer cài đặt vào MBR # bất chấp hệ điều hành đã tồn tại, sự chọn ít an toàn hơn vì # có lẽ nó không thể khởi động hệ điều hành khác đó. d-i grub-installer/with_other_os boolean true # Hoặc nếu bạn muốn cài đặt vào nơi khác với MBR, # hãy hủy ghi chú và chỉnh sửa những dòng này: #d-i grub-installer/only_debian boolean false #d-i grub-installer/with_other_os boolean false #d-i grub-installer/bootdev string (hd0,0) # Để cài đặt grub vào nhiều đĩa: #d-i grub-installer/bootdev string (hd0,0) (hd1,0) (hd2,0) # Mật khẩu tùy chọn cho grub, hoặc theo văn bản thô : #d-i grub-installer/password password mật_khẩu #d-i grub-installer/password-again password mật_khẩu # hoặc được mã hoá dùng một mẫu duy nhất MD5, # xem grub-md5-crypt(8). #d-i grub-installer/password-crypted password [mẫu_MD5]
Một mẫu duy nhất MD5 cho grub
có thể được tạo dùng grub-md5-crypt, hoặc dùng câu lệnh từ mẫu thí dụ trong Phần B.4.9, “Thiết lập tài khoản”.
# Trong khi cài đặt từ bàn giao tiếp nối tiếp, # những bàn giao tiếp ảo bình thường (VT1 đến VT6) # thông thường bị tắt trong « /etc/inittab ». # Hãy hủy ghi chú dòng kế tiếp để ngăn cản trường hợp này. #d-i finish-install/keep-consoles boolean true # Tránh thông điệp cuối cùng về tiến trình cài đặt hoàn tất. d-i finish-install/reboot_in_progress note # Dòng này sẽ ngăn cản trình cài đặt đẩy ra đĩa CD # trong khi khởi động lại, mà có ích trong # một số trường hợp riêng. #d-i cdrom-detect/eject boolean false # Đây là cách làm cho trình cài đặt tắt khi hoàn tất, # nhưng không khởi động lại vào hệ thống đã cài đặt. #d-i debian-installer/exit/halt boolean true # Cái này sẽ tắt máy thay vào chỉ dừng chạy nó. #d-i debian-installer/exit/poweroff boolean true
# Phụ thuộc vào phần mềm nào bạn chọn cài đặt, hoặc nếu tiến trình # cài đặt bị lỗi, câu thêm có thể được hỏi. Bạn cũng có khả năng # chèn sẵn chúng. Để xem danh sách mọi câu có thể được hỏi # trong tiến trình cài đặt, hãy cài đặt xong, rồi chạy hai lệnh này: # debconf-get-selections --installer > file # debconf-get-selections > > file